Facebook đã chính thức trở thành công ty đại chúng nhưng cũng từ đây, họ bỗng dưng biến thành một cái tên “nguy hiểm” của nền kinh tế. Chuyện gì đang diễn ra? Facebook quá ảo tưởng hay nhà đầu tư đã quá ngộ nhận về khả năng phán đoán của chính mình?
BusinessWeek đã cảnh báo các nhà đầu tư về sự phát triển “có vấn đề” của cuộc bùng nổ công nghệ dotcom, mà Facebook giờ đây là một điển hình vĩ đại và đau đớn.
Cổ phiếu của Facebook đang phải giao dịch ở mức giá thấp hơn mức IPO trong khi họ đang phải đối mặt với các cuộc điều tra của SEC cũng như những vụ kiện tụng. IPO này khiến cho không ít người phải hốt hoảng. Nó chứng mình một thực tế là Silicon Valley đang rung chuyển và phải nỗ lực trấn an phần còn lại của nước Mỹ.
Kể từ năm 1997, số lượng các công ty đại chúng có giá cổ phiếu sụt giảm chiếm 37%. Trong khi đó, 1 thập kỷ qua, số lượng IPO được thực hiện hàng năm chỉ là 99, giảm nghiêm trọng so với con số 311 vào trước năm 2000.
Và điều gì đã và đang diễn ra? Phải chăng Facebook quá ảo tưởng hay nhà đầu tư đã quá ngộ nhận về khả năng phán đoán của chính mình. Facebook đã vô tình trở thành tên sát thủ của nền kinh tế Mỹ và thế giới mà nguyên nhân chính lại là tâm lý “phủ nhận” của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư đang phủ nhận?
Tình cảm của nhà đầu tư dành cho Facebook cũng giống như tình yêu, một thứ tình yêu mù quáng. Họ không thể nhìn thấy và cảm nhận được những dấu hiệu cảnh bảo. Sau vài tháng Facebook rầm rộ chuẩn bị tiến hành IPO, họ vẫn luôn tự thuyết phục bản thân rằng Facebook chính là một “tình yêu lớn”. Không ai và không điều gì có thể làm thay đổi những suy nghĩ này. Đó chính là “tâm lý phủ nhận”.
Có bốn lý do cho sự tồn tại của thứ tâm lý đó trong suy nghĩa của 95 triệu nhà đầu tư tại Main Street.
Thứ nhất, nhà đầu tư thường không bao giờ chịu thừa nhận họ đang lạc hướng và thiếu hiểu biết.
Thứ hai, tâm lý lạc quan chính là “ác mộng” tồi tệ nhất của nhà đầu tư, mà người Mỹ lại luôn lạc quan bất kể sự việc tồi tệ như thế nào.
Thứ ba, Wall Street thường “yêu” những nhà đầu tư lạc hướng, thiếu hiểu biết và lạc quan bởi như vậy họ sẽ dễ điều khiển. Thứ tư, nhà đầu tư Mỹ thường nghĩ Wall Street luôn trung thực trong khi hầu hết các trường hợp đều không phải như vậy.
Tâm lý phủ nhận đã khiến cho chúng ta luôn nghĩ, Facebook sẽ không bao giờ thất bại, Facebook quá mạnh để thất bại. Đó cũng chính là lý do vì sao Facebook trở thành một tên sát thủ của nền kinh tế.
Sát thủ kinh tế?
Facebook đã lọt vào danh sách những “cú nổ” của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, một con thiên nga đen không thể báo trước bên cạnh cuộc suy thoái khu vực đồng Euro, sự bùng nổ dân số, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc, khủng hoảng khí hậu, dầu mỏ, đồng tiền Fed mất giá, năm bầu cử 2012…
Và có thể vài năm nữa hoặc chỉ trong năm nay nó sẽ thực sự “phát nổ”. Đã có rất nhiều tiền lệ nhưng, khi mà những cảnh báo luôn bị chối bỏ thì Facebook trở nên vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu. Facebook trở thành một “con thiên nga” mê hoặc nhà đầu tư và khiến nền kinh tế Mỹ sụt giảm.
Trong thời đại của nền kinh tế hành vi ngày này, tâm lý phủ nhận sẽ khiến cho chúng ta lạc lối bởi trong suy nghĩ của chúng ta, rủi ro luôn được tối thiểu hóa. Khác với, J.P. Morgan, một tổ chức tài chính với hàng ngàn tỷ USD tài sản, hàng trăm tỷ USD vốn và sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ, Facebook là một tập đoàn quá lớn để thành công.
Giá trị tiền mặt của họ giờ nằm trong túi của những người bên trong tổ chức, những người đang bán tài sản trong đợt IPO. Giá trị thực lại nằm trong trí tưởng tượng của hàng tỷ người dùng.
Và rất có thể Facebook sẽ mất mát nhiều tại thị trường sau đó và nhà đầu tư lúc đó mới nhận ra được sự thật phũ phàng.
Khi những ảo tưởng đã được trút bỏ thì sự thật sẽ dần lộ diện. Sự thật là IPO Facebook đang đặt ra những rủi ro vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Facebook có thể có hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới và sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với giới đầu tư nhưng chắc chắn là có hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ bị mất tiền với mã cổ phiếu rất “hot” này.
Nếu Facebook được định giá 100 tỷ USD thì giá trị của nó gấp 33 lần doanh thu quảng cáo và gấp 5,5 lần của Google. Để duy trì giá trị này thì Facebook sẽ cần giữ mức tăng trưởng 41% trong vòng 5 năm tới. Mà thực tế điều này rất khó đối với bất cứ công ty nào, nhất là với một tập đoàn có quy mô lớn như Facebook.
Có thể Facebook sẽ mất mát nhiều tại thị trường sau đó và nhà đầu tư lúc đó mới nhận ra được sự thật phũ phàng.
Hơn nữa trên thực tế, Facebook đang hoạt động trong một môi trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với những đối thủ mạnh về cả kinh nghiệm lẫn tài chính trong đó có Google.
Cũng phải nhớ, trước đó, cổ phiếu của Groupon và Pandora đã giảm hơn 40% so với giá phát hành IPO.
Với 16 tỷ USD, Facebook có hàng ngàn triệu phú nhưng cũng sẽ có hàng ngàn khách hàng nhỏ lẻ bị mất mát lớn trong khoảng 3 tháng tới mặc dù đợt phát hành IPO được cho là đã rất thành công. Điều này thật tệ hại. Nhiều chuyên gia phân tích cho biết họ không tin là sẽ có sự phục hồi trong thời gian tới.
Các nhà thực hiện đợt phát hành đã làm rùm beng nhu cầu của thị trường đối với cổ phiếu của Facebook và nâng mức giá lên một cách “vô tội vạ” từ 28 đến 35 USD rồi cuối cùng là 38 USD. Có lẽ sau khi cổ phiếu bị rớt giá thảm hại thì dễ có thể nhận ra đó là một sự ngộ nhận kỳ quặc.
Và Facebook giờ đây đã trở thành một “lưu ý” lớn trên thị trường cổ phiếu trong những năm tới. Những đợt phát hành diễn ra sau này sẽ phải được định giá một cách cẩn thận và kỹ lưỡng hơn khi nhìn vào trường hợp của Facebook.
Nói về những sự trượt dốc của Facebook, ông Paul Carroll, từng là phóng viên của WSJ, cố vấn và đồng tác giả của cuốn sách “những bài học tỷ USD” cho biết, “Tôi nghĩ đó cũng là một điều tốt. Đó là cách duy nhất để loại bỏ sự cường điệu vốn đã trở nên quen thuộc trong những đợt IPO. Có lẽ là một bài học đắt giá nhưng những người tham gia thị trường sẽ thận trọng hơn vào những quyết định của mình”.
Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu giờ đây Facebook có còn là một chuẩn mực hay chỉ là kẻ ngoài lề cho những gì người ta kỳ vọng IPO trong giới công nghệ cũng như vào thị trường cổ phiếu nói chung?