“Những nhà báo thông thái nhất đang tận dụng mạng lưới truyền thông xã hội làm công cụ truyền tải những giá trị đích thực cho văn hóa báo chí ngày nay”.
Họ sử dụng chúng như là một cách thức để có thể thiết lập những mối quan hệ và lắng nghe ý kiến của những người khác” – Phân tích của Michael Skoler trên tạp chí Nieman (thuộc quỹ Nieman dành cho Báo chí, Đại học Harvard).
Nhà báo là những người chỉ nói sự thật. Nhưng theo ý kiến của tôi thì chính chúng ta đang tự dối mình. Chúng ta đang làm hỏng mọi việc và đổ lỗi cho Web đã giết chết mô hình kinh doanh của ngành báo chí. Tuy nhiên, nó không phải là mô hình kinh doanh đã làm chúng ta thay đổi. Mà đó là văn hóa.
Truyền thông chính thống đã thực hiện tốt ngay cả khi thông tin trở nên khó nắm bắt và thậm chí là khó truyền tải hơn rất nhiều. Độc giả mong muốn nhà báo viết về những thông tin quan trọng của mọi lĩnh vực trong đời sống, từ kết quả bóng đá cho đến diễn biến của thị trường chứng khoán, và mang những thông tin ấy đến tận cửa cho họ, hay đăng tải trên đài, truyền hình.
Độc giả tin tưởng vào giới báo chí và chúng ta những người làm báo cung cấp những thông tin mà độc giả cần. Những thông tin ấy có thể giúp họ có thể kết thân được với những người hàng xóm của họ, hay giúp họ trở thành những công dân năng động, hoặc giúp họ tiến tới một cuộc sống sung túc hơn.
Những nhà quảng cáo, tất nhiên, họ muốn trả tiền cho việc thu thập tin tức. Họ muốn trưng ra và trả tiền vì công chúng đã đọc báo của chúng ta, nghe hoặc xem chương trình của chúng ta.
Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ trước khi Internet trở nên phổ biến. Trong vòng mấy thập kỷ qua, các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tin tức đã thâu tóm các tờ báo, đài truyền hình địa phương. Sau đó họ cắt giảm số lượng phóng viên sở tại, bao gồm cả các hãng thông tấn, và họ chuyển sang nắm bắt các thông tin về bão lũ, hỏa hoạn, đâm xe, và tội phạm ở từng địa phương để có thể nâng cao lợi nhuận của tờ báo mình.
Thông tin họ cung cấp ngày càng mang ít tính địa phương, và ngày càng trở nên không phù hợp, các phóng viên đang ngày càng thiếu đi sự gắn bó đối với cộng đồng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy kết quả rằng sự tin tưởng của công chúng vào giới báo chí giảm mạnh nhất trong vòng 25 năm qua.
Trong khi sự bất mãn của công chúng lên đến cực điểm thì Internet xuất hiện. Bây giờ, công chúng có rất nhiều lựa chọn. Nếu như những tờ báo và đài truyền hình địa phương không còn được coi là nguồn tin hữu ích và nhà báo dường như tách mình ra khỏi những vấn đề thực sự quan trọng đối với độc giả, công chúng có thể tìm được những thông tin mà họ cần thông qua một kênh thông tin khác.
Và còn gì nữa, độc giả giờ đây không còn thụ động khi tiếp nhận tin tức nữa. Họ có thể đào sâu hơn vấn đề đó, tìm kiếm thông tin theo sở thích của họ, họ còn có thể chia sẻ những kiến thức của mình, theo sát các mối quan tâm của mình, và chia sẻ kiến thức cũng như niềm đam mê với những người có chung sở thích.
Kết nối thông qua sự tin cậy
Sự thật là Internet không lấy cắp độc giả của chúng ta. Mà là chính chúng ta đã đánh mất độc giả của chính mình. Ngày nay, có rất ít người thường xuyên cầm những tờ báo của chúng ta lên đọc, hay dò những kênh truyền hình đợi xem những bản tin do chúng ta làm. Đó chỉ do một lý do hết sức đơn giản vì họ cảm thấy chúng ta không còn phục vụ những nhu cầu của họ nữa.
Thực sự, chúng ta đã mất sự kết nối với công chúng.Ngày nay, người dân mong muốn được chia sẻ thông tin, họ không còn muốn chỉ là người thụ động nhận thông tin từ một phía. Họ muốn được nghe khi họ có kiến thức về vấn đề và đặt ra câu hỏi. Họ muốn nhận được những thông tin liên quan đến cuộc sống, mối quan tâm của họ.
Họ muốn kiểm soát được những thông tin mà họ nhận được từ bên ngoài. Và họ muốn một sự kết nối họ đặt niềm tin của họ vào những người liên quan đến họ những người trò chuyện với họ, nghe họ nói và vẫn duy trì mối quan hệ với họ.
Chìa khóa ở đây là sự tin tưởng. Rất nhiều những người trẻ tuổi ngày nay không còn tìm kiếm thông tin nữa bởi vì thông tin tự tìm đến với họ. Đơn giản họ chỉ cần kết nối với mạng lưới những người bạn của họ những người mà họ tin tưởng.
Những người bạn này sẽ báo cho họ biết khi có những sự kiện quan trọng hoặc thú vị xảy đến, và gửi cho nhau những gì mà họ nghĩ là nó có nguồn đáng tin cậy, từ các bài báo, blog hay pobcast, các bài trên Twitter hoặc video.
Xét trong một thước đo về độ tin cậy, truyền thông chính thống đang ở mức quá thấp, và giờ đây đang rất chậm chạp trong việc tìm ra một con đường để lôi kéo công chúng. Rất nhiều hãng tin nghĩ rằng có thể tương tác lẫn nhau giữa độc giả và giới báo chí là nguyên nhân giúp cho những Website có thể phát triển, hoặc là giúp tạo một không gian mà độc giả có thể bình luận về tin tức họ thu nhận được hay là nơi để học có thể đăng “iReports” của chính mình (Theo CNN miêu tả thì iReport là nơi dành cho những “tin tức chưa biên tập, chưa chọn lọc”).
Sự tương tác giả giữa giới báo chí và độc giả không thể đánh lừa được độc giả nếu như họ nhìn thấy những nhân viên tin tức của trang web đó không hề đọc những bình luận của họ hay những biên bản khiếu nại của công dân, những phản hồi hay những ý tưởng giá trị, hoặc những kiến thức của độc giả về vấn đề mà nhà báo đưa ra nhằm cải thiện bài báo của họ.
Nhà báo không thể đưa tin thích hợp với thị hiếu của độc giả cho đến khi họ ngừng lầm tưởng rằng họ hiểu độc giả muốn gì và bắt đầu lắng nghe ý kiến của chính độc giả.Chúng ta không thể đưa những tin tức thích hợp với độc giả chỉ qua những cuộc khảo sát bạn đọc hay những cuộc bỏ phiếu còn nhiều hạn chế, hay chỉ đơn thuần thêm mục bạn đọc trên website của chúng ta.
Chúng ta cần lắng nghe, đặt ra những câu hỏi, và phải thành thật thừa nhận những gì mà độc giả, thính giả, khán giả cho rằng là quan trọng đối với họ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần tạo ra một nền báo chí của sự hợp tác, chứ không chỉ là trên lý thuyết.
Và đó là nơi truyền thông xã hội hướng dẫn chúng ta. Chỉ cần chúng ta để ý và sử dụng những công cụ này, thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu hơn về văn hóa báo chí thời nay và những cái gì có giá trị đối với độc giả.
(Theo Thúy Hiền dịch từ Nieman Reports)