“Sáu chiếc mũ tư duy” là một kỹ thuật có tác động rất mạnh mẽ do Edward de Bono tạo ra. Kỹ thuật này được sử dụng để xem xét các quyết định từ nhiều góc độ, giúp bạn tư duy khác biệt và có được cái nhìn toàn diện về một tình huống.
Nhiều người thành đạt tư duy từ một quan điểm tích cực và lý trí. Tuy nhiên, nếu họ không xem xét vấn đề từ một quan điểm xúc cảm, sáng tạo hay tiêu cực, họ có thể đánh giá thấp những cản trở đối với các kế hoạch, thất bại trong việc tạo ra những bước đột phá sáng tạo, và bỏ qua tầm quan trọng của các kế hoạch bất ngờ.
Ngược lại, những người bi quan có thể quá thủ thế, trong khi những người cảm tính có thể không xem xét các quyết định một cách bình tĩnh và lý trí.
Mỗi “chiếc mũ tư duy” là một phong cách tư duy khác nhau và kỹ thuật “sáu chiếc mũ tư duy” sẽ giúp bạn kiểm điểm các vấn đề từ nhiều góc độ, cho phép đưa ra những quyết định kết hợp được với tham vọng, tính hiệu quả, sự nhạy cảm và sự sáng tạo.
Các nhà quản lý nên chọn từng chiếc mũ khác nhau cho tình huống và các ưu tiên của bạn.
1. Mũ trắng. Tập trung vào những dữ kiện có sẵn. Xem xét các thông tin bạn có và xem bạn có thể học được gì từ đó. Tìm ra những lỗ hổng kiến thức, thử lấp chúng hay xem xét chúng bằng cách phân tích những xu hướng đã qua và ngoại suy theo dữ liệu.
2. Mũ đỏ. Xem xét các vấn đề bằng cách sử dụng trực giác, tình cảm, và phản ứng mạnh mẽ. Thử tư duy xem những người khác phản ứng cảm tính như thế nào, và cố hiểu được phản ứng của những người không biết lỹ lẽ của bạn.
3. Mũ đen. Nhìn vào tất cả những điều tệ nhất của vấn đề, cố tìm xem tại sao vấn đề này không tiến triển. Điều này cho thấy rõ những điểm yếu của kế hoạch, cho phép bạn loại trừ hay sửa chữa chúng hay chuẩn bị những kế hoạch trù bị cho chúng. Điều này giúp cho kế hoạch của bạn linh hoạt hơn. Đây là một trong những lợi ích thật sự của kỹ thuật này, khi các vấn đề có thể được lường trước và ngăn chặn.
4. Mũ vàng. Đòi hỏi tư duy tích cực và lạc quan, điều này giúp bạn nhìn thấy các lợi ích của một quyết định. Nó giúp bạn vẫn tiếp tục bước tới khi mọi thứ trở nên khó khăn.
5. Mũ xanh lá cây. Bao gồm việc phát triển những giải pháp sáng tạo. Đây là một kiểu tư duy tự do mà trong đó có rất ít phê phán đối với các ý tưởng.
6. Mũ xanh da trời. Nhấn mạnh việc kiểm soát quy trình, và được những người chủ trì cuộc họp thể hiện. Khi đã hết ý tưởng, sử dụng tư duy kiểu mũ xanh có thể có ích, vì phương pháp sáng tạo này có thể kích thích việc tạo ra những ý tưởng mới.