Mạng xã hội được coi là một phương tiện truyền thông hữu hiệu, kết nối bạn bè từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc cũng như phân tán khả năng làm việc của nhân viên do mạng xã hội đã buộc 50% công ty trên thế giới cấm nhân viên truy cập vào các trang web đó.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Webroot, khoảng 50% công ty trên thế giới không cho phép nhân viên ghé thăm các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter từ các máy tính hay laptop của công ty.
Webroot tiết lộ rằng, 81% công ty yêu cầu phải có chính sách về Internet đối với nhân viên để hạn chế các trang mà họ có thể truy cập. Trong số đó, hơn 2/5 (42%) đã thực hiện các chính sách này và 31% sử dụng phần mềm bảo mật web để giám sát việc sử dụng Internet của nhân viên.
Gần 4/10 (39%) các công ty kiểm duyệt truy cập tới Facebook, trong khi 30% chặn nhân viên truy cập vào Twitter và 27% không cho nhân viên xem các trang chia sẻ video giống như YouTube.
Tuy nhiên, 21% hãng cho phép nhân viên của họ ghé thăm các mạng xã hội trong thời gian ăn trưa hay trong những thời điểm đặc biệt khác, giống như trước lúc bắt đầu ngày làm việc và 16% cho phép tới các bộ phận như viêc sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho các hoạt động liên quan tới công ty.
Hơn một nửa (53%) công ty đau đầu về vấn đề bị lây nhiễm mã độc qua mạng xã hội và 42% lo lắng về việc rò rỉ dữ liệu cho sử dụng mạng xã hội gây ra, trong đó, 12% thừa nhận thông tin nhạy cảm của công ty đã bị rò rỉ qua kênh thông tin này.
Rõ ràng là nguy cơ tiềm ẩn của mạng xã hội giống như một mối đe dọa tấn công nhà quản trị IT của công ty, theo Gerhard Eschelbeck, Giám đốc kỹ thuật của Webroot. Vì vậy, mỗi công ty cần phát triển một chính sách riêng đối với việc sử dụng mạng xã hội, và cũng nên triển khai các dịch vụ bảo mật web tin cậy để bảo vệ liên tục các máy tính cơ quan chống lại các mối đe dọa hiện nay.
(SEM – Theo PCW)